Clesspra xanh

- Giá: 14.000/Lọ

- Ngày cập nhật: 23-03-2023

- Sản xuất: ThuocHapu

- Người xem: 2336

Công dụng: -Tobramycin là kháng sinh điều trị tại chỗ trong những bệnh nhiễm khuẩn mắt do vi khuẩn nhạy cảm gây ra viêm mi mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc...

Mua

4.6 (5)

(4)

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Clesspra Xanh

Mỗi lọ 5 ml chứa:
Hoạt chất: Tobramycin sulphate tương đương Tobramycin 15 mg (0,3% w/v)
Tá dược: Natri sulphat, boric acid, borax, dinatri edetat, natri metabisulphite, polysorbate 80, benzalkadium clorid natri, nước cất pha tiêm.

2. Công dụng của Clesspra Xanh

-Tobramycin là kháng sinh điều trị tại chỗ trong những bệnh nhiễm khuẩn mắt do vi khuẩn nhạy cảm gây ra viêm mi mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc...
-Khi dùng thuốc nhỏ mắt Tobramycin, theo dõi đáp ứng của vi khuẩn đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ. Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy tobramycin có hiệu quả khi dùng cho trẻ em.

3. Liều lượng và cách dùng của Clesspra Xanh

Liều lượng: Với bệnh nhẹ và trung bình, nhỏ 1-2 giọt/ lần, cứ 4 giờ nhỏ 1 lần. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, nhỏ 2 giọt/lần, cứ 1 giờ nhỏ 1 lần cho đến khi cải thiện thì giảm liều trước khi ngừng hẳn thuốc.
Cách dùng:
- Lắc kỹ lọ thuốc trước khi sử dụng.
-Cẩn thận không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mi mắt, khu vực xung quanh hoặc các bề mặt.
-Đậy kín lọ sau khi sử dụng.
-Nếu sử dụng đồng thời với thuốc nhỏ mắt khác, thời gian dùng giữa các thuốc là 5 phút. Thuốc mỡ mắt nên được dùng cuối cùng.

4. Chống chỉ định khi dùng Clesspra Xanh

Đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc, người có bệnh thận và giảm thính lực

5. Thận trọng khi dùng Clesspra Xanh

- Không tiêm thuốc vào mắt.
- Chỉ được dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi đã mở nắp lọ.
- Như các kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể gây ra sự phát triển quá mức củạ các vi sinh vật không nhạy cảm bao gồm cả nấm. Nếu có bội nhiễm, nên áp dụng phương pháp trị liệu thích hợp. Có thể xảy rạ hiện tượng mẫn cảm chéo với các kháng sinh nhóm Aminoglycosid. Nếu có hiện tượng quá mẫn cảm với thuốc xảy ra, cần ngừng ngay thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
- Sử dụng corticoid kéo dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp và đục thuỷ tinh thể dưới bao sau. Sử dụng thuốc dài ngày có thể làm giảm đáp ứng của cơ thể và vì vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát ở mắt, che lấp dấu hiệu nhiễm trùng. Nên đề phòng khả năng nhiễm nấm giác mạc sau khi sử dụng corticoid kéo dài.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai: Tobramycin đã đựợc chứng minh gây điếc bẩm sinh cả hai bên tai không hồi phục khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. Vì vậy, cần phải cân nhắc lợi hại thật cẩn thận khi phải dùng thuốc này trong những tình trạng đe doạ tính mạng hoặc trong những bệnh nặng mà các thuốc khác không dùng được hoặc không có hiệu lực.

Phụ nữ cho con bú: Tobramycin được tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Tuy nhiên, thuốc rất ít được hấp thu qua đường uống và chưa có vấn đề gì với trẻ đang bú được thông báo.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

8. Tác dụng không mong muốn

Các dụng không mong muốn thường gặp nhất của dung dịch nhỏ mắt có chứa tobramycin là quá mẫn và nhiễm độc tại chỗ ở mắt (bao gồm: ngứa và sưng mi mắt, đỏ kết mạc) và gây độc với tiền đình và ốc tai (đặc biệt ở những người bệnh có bệnh thận). Dưới 3% bệnh nhân được điều trị với Tobramycin có các phản ứng này. Các phản ứng tương tự có thể xảy ra khi dùng các kháng sinh khác thuộc nhóm aminoglycosid. Nếu dùng đồng thời dung dịch nhỏ mắt tobramycin với các kháng sinh toàn thân khác thuộc nhóm aminoglycosid, nên chú ý theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.

9. Tương tác với các thuốc khác

Nếu thuốc nhỏ mắt được dùng đồng thời với các kháng sinh aminoglycosid khác, thì có thể gây tăng độc tính của thuốc và vì vậy cần phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.

10. Dược lý

Tobramycin có tác dụng trên các vi khuẩn thường gặp sau: Staphylococci, bao gồm S. aureus và S.epidermidis, bao gồm chủng kháng penicillinase. Streptococci, bao gồm một số loài beta tan huyết nhóm A, một số loài không gây tan huyết, và Streptococcus pneumoniae, Peudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter aerogenes, Proteus mirabilis, hầu hết chủng Proteus vulgaris, Haemophilus influenzae và H. aegyptius, Moraxella lacunata, Acinetobacter calcoaceticus và một vài loài Neisseria.
Những nghiên cứu về tính nhạy cảm của vi khuẩn cho thấy rằng trong một vài trường hợp những vi khuẩn đề kháng với gentamicin vẫn nhạy cảm với tobramycin.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Trên lâm sàng, các triệu chứng điển hình cùa sự quá liều dung dịch nhỏ mắt tobramycin (viêm kết mạc dạng chấm, đỏ măt chảy nước mắt nhiều, phù và ngứa mi mắt) có thể giống như các tác dụng phụ ở một số bệnh nhân.

12. Bảo quản

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
x Đánh giá
Gửi
COM_MEDICINE_ADDRESS_SITE - Số 1- Nguyễn Huy Tưởng- Nhân Chính - Thanh Xuân- Hà Nội
Có thể bạn muốn mua?