Hadugast

- Giá: 143.000/Hộp

- Ngày cập nhật: 05-12-2024

- Sản xuất: N/A

- Người xem: 91

Công dụng: Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.

Mua

5.0 (0)

(0)

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Hadugast

Bạch cập, bạch thược, bạch truật, hương phụ mỗi loại có hàm lượng 0,5g
Cam thảo: 0,1g
Nhân sâm, hoàng liên, ô tặc cốt mỗi dược liệu có hàm lượng 2g
Mộc hương: 1g
Lactose: 0,3g

2. Công dụng của Hadugast

Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.

3. Liều lượng và cách dùng của Hadugast

- Liều dùng:
Ngày uống 3 lần, vào sáng, trưa và tối. Mỗi lần uống 3g, tương đương 1 gói Hadugast.
- Cách uống thuốc Hadugast:
Bạn nên uống hadugast vào trước bữa ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Khi uống bạn cần pha thuốc với 1 cốc nước sôi (khoảng 50ml), hòa tan, để nguội rồi uống.
Thuốc có thể không tan hoàn toàn, bạn nên uống cả bột chưa tan.

4. Chống chỉ định khi dùng Hadugast

Phụ nữ có thai.

5. Thận trọng khi dùng Hadugast

Không có

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:
Không sử dụng thuốc Hadugast nếu bạn đang mang thai.
Phụ nữ cho con bú:
Có báo cáo nào về ảnh hưởng của các thành phần thuốc đối với bà mẹ đang cho con bú. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến độ tập trung của người bệnh.

8. Tác dụng không mong muốn

Chưa có báo cáo.

9. Tương tác với các thuốc khác

Chưa có báo cáo.

10. Dược lý

Tác dụng thuốc hadugast: Hadugast là một thuốc được bào chế hoàn toàn từ các cây thuốc quý, có nhiều tác dụng khác nhau. Mỗi vị thuốc trong thuốc Hadugast đem lại các tác dụng như sau:
Bạch cập: Rễ bạch cập có chứa chất nhầy, tinh dầu và glycogen, có tác dụng cầm máu tốt, dùng trong hỗ trợ điều trị người bị thủng dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, bạch cập còn được sử dụng để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt, vết bỏng, đau mắt đỏ.
Bạch thược: Trong bạch thược có chứa glycosid, một chất ức chế thần kinh trung ương, có tác dụng an thần, giảm đau. Bạch thược giúp ức chế cơ trơn dạ dày, ruột, ức chế tiết acid dịch vị, giảm viêm, loét dạ dày. Glycosid của bạch thược cũng giúp bảo vệ gan, tăng lưu lượng máu đến tim.
Bạch truật: bạch truật có tác dụng chống loét dạ dày. Vị thuốc này cũng có công dụng trong điều trị triệu chứng của viêm loét dạ dày gây ra như tiêu chảy, táo bón. Một số tác dụng khác của bạch truật như bảo vệ gan, chống đông máu.
Cam thảo: cam thảo có chứa glycyrrhizic acid, một hợp chất saponin có vị ngọt, có khả năng điều hòa miễn dịch, chống viêm, bảo vệ gan và có tác dụng an thần. Glycyrrhizin điều chỉnh một số enzyme liên quan đến viêm và các chất trung gian hóa học, do đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, điều trị các triệu chứng ợ nóng, đau bụng, khó tiêu do loét dạ dày gây ra.
Hoàng liên: Hoàng liên có thành phần hóa học chính là berberin, coptisine, palmatin, có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm. Hoàng liên thường được dùng trong điều trị nôn mửa, tiêu chảy, lở loét.
Mộc hương: trong mộc hương có chứa tinh dầu, aplotazene, seline, acid caustic và một số thành phần khác. Mộc hương giúp làm giãn cơ trơn phế quản, chống co thắt cơ trơn ruột, làm giảm nhu động ruột, được dùng trong chữa đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng.
Ô tặc cốt: ô tặc cốt có chứa NaCl, calci phosphat, calci carbonat và một số chất hữu cơ. Người ta sử dụng ô tặc cốt trong giảm đau, trung hòa acid dịch vị, giảm các triệu chứng của viêm, loét dạ dày như ợ nóng, loét, đồng thời giúp cầm máu nhanh và giảm đau.
x Đánh giá
Gửi
COM_MEDICINE_ADDRESS_SITE - Số 1- Nguyễn Huy Tưởng- Nhân Chính - Thanh Xuân- Hà Nội
Có thể bạn muốn mua?