Thông tin sản phẩm
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Hydan có chứa các thành phần chính bao gồm:
- Bột Mã tiền chế với hàm lượng 20mg.
- Độc Hoạt với hàm lượng 12mg.
- Xuyên Khung với hàm lượng 8mg.
- Tế Tân với hàm lượng 6mg.
- Phòng Phong với hàm lượng 12mg.
- Quế chi với hàm lượng 6mg.
- Hy Thiêm với hàm lượng 12mg.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn cứng bao đường.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hydan
2.1 Tác dụng của thuốc Hydan
Tác dụng của bột Mã tiền chế là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y, trong đó có chứa strychnin có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, với liều vừa đủ sẽ kích thích não, tăng cảm giác ở cơ quan cảm nhận.
Tác dụng của Độc hoạt là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền dùng để chữa trị các bệnh liên quan đến phong hàn thấp tý, đau nhức xương khớp nhờ khả năng giảm đau, chống viêm.
Tác dụng của xuyên khung là một vị thuốc trong đông y có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương giúp làm nhanh các cơn đau nhức, giúp khí huyết lưu thông, trừ phong.
2.2 Chỉ định của thuốc Hydan
Hydran được dùng trong việc hỗ trợ giảm thiểu tình trạng viêm khớp dạng thấp, đau mỏi xương khớp, đau mỏi lưng, vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn.
Hỗ trợ điều trị chống viêm, giảm nhanh các cơn đau một cách hiệu quả.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hydan
3.1 Liều dùng thuốc Hydan
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều điều trị tùy theo từng thể trạng bệnh nhân mà liều lượng sẽ thay đổi sao cho phù hợp.
Liều tham khảo:
Người lớn: 3 ngày đầu uống 20 viên/lần, ngày tiếp theo uống 25 viên và tối đa 30 viên/lần, 80 viên/ngày.
Trẻ em trên 2 tuổi: Mỗi lần 1 viên cho 1 tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Hydan hiệu quả
Thuốc Hy đan được bào chế dạng viên hoàn cứng bao đường nên được sử dụng bằng đường uống, khi uống không nên nhai nát mà phải uống nguyên viên với một chút nước lọc.
4 Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
5 Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng như đau nhức, táo bón, háo nước,...
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào trở nên nghiêm trọng, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.