Thông tin sản phẩm
Tác dụng của thuốc Loratadine
- Loratadine có thể kéo dài đối kháng một cách chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên mà không gây tác dụng cho thần kinh trung ương. (Không an thần)
- Loratadine làm nhẹ bớt các triệu chứng viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do việc giải phóng hisiamin.
- Có tác dụng chống ngứa, nổi mề đay cũng liên quan trực tiếp đến histamin.
- Nhưng trong trường hợp giải phóng histamin năng (choáng phản vệ) thì loratadine không có khả năng bảo vệ hay trợ giúp lâm sàng.
- Loratadine không phân bố vào não khi dùng liều thông thường, vì vậy nó không có tác dụng lên trung ương thần kinh, không có tác dụng an thần.
- Loratadine có khả năng gây tác dụng phụ thấp hơn các thuốc kháng histamin thuộc thế hệ thứ 2 khác.
- Loratadine làm giảm nhẹ đi các triệu chứng còn đối với các bệnh mãn tính thì bệnh có thể tái phát lại, cần sử dụng thêm thuốc khác.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Loratadine
Loratadine được chỉ định sử dụng để điều trị các triệu chứng trong viêm mũi dị ứng: hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, ngứa mắt, xót mắt…
Sau khi dùng Loratadine cho đường uống, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh chóng.
Loratadine còn được chỉ định điều trị các triệu chứng các rối loạn dị ứng da, nổi mề đay mạn tính…
Cách dùng – Liều dùng thuốc Loratadine
- Với người lớn và trẻ trên 12 tuổi khi bị viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay: uống 1 lần 1 viên/ ngày (10mg/ngày)
- Trẻ trên 6 tuổi khi bị viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay: uống 1 lần 1 viên / ngày (10 mg/ngày)
- Trẻ 2-5 tuổi: uống 1 lần nửa viên/ ngày (5 mg/ngày)
Đặt thuốc lên lưỡi thuốc Loratadine sẽ tự tan, không cần uống với nước.
Không sử dụng tăng liều so với chỉ dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định
Thuốc Loratadine không dùng trong các trường hợp:
Thuốc không sử dụng cho các bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Loratadine
Đối với liều thông thường 10 mg/ ngày thì thuốc Loratadine không gây buồn ngue đáng kể.
Trong quá trình sử dụng, có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn như nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, mệt mỏi, buồn ngủ, viêm dạ dày, có thể có các triệu chứng của dị ứng da, phát ban… Trong các ghi nhận, hiếm thấy trường hợp sốc phản vệ, rụng tóc, rối loạn chức năng gan.
Người bệnh nếu xuất hiện bất kì tác dụng phụ nào trên cơ thể cũng cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn kĩ càng.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadine
- Với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadine. Khi cần thiết phải sử dụng cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
- Với người bệnh bị suy gan, suy thận nặng
- Người cao tuổi khi dùng thuốc Loratadine dễ bị khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, vì vậy cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng thuốc Loratadine.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Loratadine với các thuốc khác
- Khi kết hợp Loratadine với Cimetidin, nồng độ trong huyết tương của Loratadine sẽ nhiều hơn do sự ức chế của Cimetidin. Tương tác của 2 thuốc không có biểu hiện lâm sàng.
- Sử dụng đồng thời thuốc Loratadine và Ketoconazol làm nồng độ Loratadine trong huyết tương nhiều lên rất nhiều. Tương tác của 2 thuốc không có biểu hiện lâm sàng
- Sử dụng đồng thời thuốc Loratadine và erythromycin gây tăng nồng độ Loratadine trong huyết tương. Về lâm sàng, không có sự thay đổi tính an toàn của Loratadine, không ghi nhận tác dụng an thần, hiện tượng ngất khi sử dụng điều trị đồng thời 2 thuốc.
Cách xử trí khi quá liều, quên liều thuốc Loratadine
- khi quá liều thuốc Loratadine người bệnh xuất hiện các biểu hiện nhức đầu, tim đập nhanh, buồn ngủ, đánh trống ngực.
Khi phát hiện quá liều cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành gây nôn, rửa sạch dạ dày - Trường hợp quên liều thì uống trở lại, bỏ qua liều đã quên.